Chứng kiến lịch sử Rạp_Công_Nhân_(Thành_phố_Hồ_Chí_Minh)

Vì là rạp hát lớn nhất, nổi tiếng nhất và nằm ở ví trí trung tậm Sài Gòn - Chợ Lớn, nơi đây từng diễn ra những sự kiện nổi bật trong lịch sử Sài Gòn.

Ngày 2 tháng 7 năm 1943, hai sinh viên Đặng Ngọc TốtMai Văn Bộ đã tổ chức buổi diễn thuyết ở rạp Nguyễn Văn Hảo về “Con đường mới của thanh niên”, mở đầu phong trào những sinh viên Nam kỳ đang học ở Hà Nội lại trở về Sài Gòn tổ chức các hoạt động chính trị và văn hóa yêu nước.[1]

Đêm 19 sáng ngày 20 tháng 8 năm 1945, nhân ngày giỗ thứ hai của chí sĩ Nguyễn An Ninh, Xứ ủy Nam Kỳ đã tổ chức mít tinh tại rạp Nguyễn Văn Hảo để làm lễ ra mắt của Việt Minh[2]. Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tham gia rất đông, ngoài bên trong rạp phía "đại lộ Gallieni (Trần Hưng Đạo) đại lộ Kitchener (Nguyễn Thái Học), công trường Rugine Cuniac (Quách Thị Trang) đầy người, buổi này không còn là một cuộc mít tinh diễn thuyết, đó thực sự là một cuộc biểu tình chính trị ủng hộ Việt Minh".[3].

Ngày 19 tháng 12 năm 1955, trong đêm diễn khai trương đoàn Kim Thoa với vở tuồng "Lấp sông Gianh" của soạn giả Kinh Luân tại rạp Nguyễn Văn Hảo, một quả lựu đạn tung lên sân khấu đã giết hại một số nghệ sĩ và dân thường chết, nhiều người khác bị thương[4]. Những tình tiết trong vụ này đến nay vẫn chưa được sáng tỏ. Một số dư luận bấy giờ cho rằng vụ việc do một nhóm cực đoan thân chính phủ, chống xu hướng thống nhất, thực hiện.[5][6] Tuy nhiên, theo soạn giả Nguyễn Phương trên bài đăng trên RFA thì đây chỉ đơn thuần là một vụ trả tư thù đơn thuần.[7]